Samurai - Tinh thần võ sĩ đạo Nhật Bản

Mục lục bài viết

    Nhật Bản luôn được biết đến với những nét đặc trưng riêng, từ văn hóa, phong tục, ẩm thực cho đến tinh thần chiến đấu của người dân nơi đây. Nếu như bạn muốn tìm hiểu sâu hơn về tinh thần chiến đấu của người Nhật, không thể không nhắc đến tinh thần võ sĩ đạo samurai - một tinh thần mạnh mẽ và kiêu hãnh đặc trưng của đất nước này. Tinh thần ấy đã trở thành nguồn cảm hứng cho rất nhiều thế hệ tiếp theo, không chỉ trong lĩnh vực võ thuật mà còn trong cuộc sống hằng ngày. Hãy cùng Phuong Nam Education tìm hiểu về Samurai Nhật Bản và tinh thần võ sĩ đạo của họ nhé.

    Vài nét về Samurai Nhật Bản

    Samurai (サムライ) là một bộ phận của tầng lớp quân lính trong xã hội Nhật Bản, xuất hiện vào khoảng thế kỷ 12 thời kỳ Mạc Phủ. Samurai Nhật Bản được coi là những người đàn ông trung thành tuyệt đối với hoàng gia, có nhiệm vụ là phục vụ và bảo vệ chủ nhân (shogun và daimyo) của họ. Nếu chủ nhân của họ chết thì các Samurai sẵn sàng tự vẫn theo.

    Để có thể trở thành một Samurai chân chính thì họ cần phải bảo đảm ba yếu tố là “Trung thành - Can đảm - Danh dự”. Từ nhỏ, các Samurai Nhật Bản được đào tạo rất nghiêm khắc, thông thạo không chỉ về trà đạo, thơ ca mà còn được luyện tập, sử dụng rất nhiều vũ khí khác nhau như kiếm, cung tên, giáo mác… để chiến đấu với kẻ thù, bảo vệ chủ nhân của họ. Một Samurai chân chính là không sợ chết, khinh bỉ sự sợ hãi bởi đối với họ chết vì chủ nhân mới là cái chết chân chính. Do đó mà tinh thần võ sĩ đạo (武士道精神) đã thấm nhuần trong tư tưởng của các Samurai.

    Samurai  - Tinh thần võ sĩ đạo Nhật Bản

    Samurai  - Tinh thần võ sĩ đạo Nhật Bản

    Tinh thần võ sĩ đạo của Samurai Nhật Bản

    Tinh thần võ sĩ đạo của Samurai Nhật Bản được lưu truyền theo bảy đức tính:

    Công lý (義)

    Đây là đức tính đầu tiên mà các Samurai Nhật bản được dạy bởi tinh thần võ sĩ đạo. “Công lý” được coi là đức tính nghiêm khắc nhất của võ sĩ đạo, nói đến lẽ phải và sự công bằng khi làm người. Họ luôn đặt lòng tự trọng và danh dự của mình trên tiền bạc, luôn tự làm chủ được bản thân tránh khỏi những cám dỗ. Đối với các Samurai mà nói, một con người trung thực sẽ không bao giờ sợ sự thật. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, không có luật nào xác định thế nào là công bằng, nhưng người ta tin rằng các Samurai Nhật Bản nên tin và giữ vững những gì họ cho là đúng.

    Can đảm (勇)

    Can đảm của tinh thần võ sĩ đạo của Samurai Nhật Bản có nghĩa là sẵn sàng chấp nhận mọi rủi ro để đạt được điều mà họ muốn. Các Samurai luôn là những con người có lòng can đảm, họ thà chọn cái chết nhưng không bao giờ trốn tránh khi gặp nguy hiểm. Họ chiến đấu hết mình với sự thận trọng, biến lòng can đảm thành hành động có ý nghĩa chứ không phải là sự hy sinh một cách mù quáng.

    Nhân từ (仁)

    Nhân từ ở đây cũng có thể hiểu là lòng trắc ẩn và thương xót cho những kẻ bại trận, đại diện cho sức mạnh bên ngoài và bên trong của tinh thần võ sĩ đạo. Một Samurai chân chính không chỉ là người có sức mạnh mà còn là người có lòng từ bi, sự bao dung và cảm thông đối với người khác, và đỉnh cao của sự nhân từ đó chính là việc tha thứ cho kẻ thù của mình. Theo tinh thần võ sĩ đạo, việc cảm thấy vui mừng trên nỗi đau của đối thủ là một việc vô đạo đức.

    Tôn trọng (礼)

    Sự tôn trọng là một trong những đức tính quan trọng đối với các Samurai Nhật Bản. Bởi họ có quan niệm rằng “Tôn trọng chính là hình thức lịch sự cao nhất”. Chính vì vậy, một Samurai chân chính cần phải cư xử lịch sự ngay cả trong trận chiến, tránh việc phô trương sức mạnh không cần thiết.

    Luôn luôn tôn trọng đối phương, kể cả kẻ thù

    Luôn luôn tôn trọng đối phương, kể cả kẻ thù

    Danh dự (名誉)

    Không chỉ tinh thần võ sĩ đạo mà người Nhật cũng coi danh dự là một giá trị quan trọng. "Danh dự" trong võ sĩ đạo có nghĩa là cư xử đúng mực, tuân thủ các nguyên tắc đạo đức và làm tròn bổn phận của một con người. Các Samurai rất chú trọng đến danh dự, luôn chịu trách nhiệm về quyết định và hành động của mình.

    Sự chân thành (誠)

    Các Samurai rất coi trọng lời nói của họ, sự chân thành được thể hiện thông qua việc đã hứa thì nhất định sẽ làm. Bởi vì họ cho rằng sự dối trá được coi như là một biểu hiện của sự hèn nhát. Theo võ sĩ đạo, lời nói và hành động là nhất quán, là như nhau.

    Ngoài ra, họ còn tin rằng “Mọi lời nói ra khỏi miệng, dù nhỏ đến đâu, đều nên được giữ lại”. Một Samurai chân chính cũng hiểu rằng lời nói đôi khi có thể là vũ khí khi sử dụng để thể hiện sự tôn trọng đối với người khác.

    Trung nghĩa (忠義)

    Đây được xem là một trong những đức tính quan trọng nhất mà mỗi một Samurai cần phải có. Đó chính là sự trung thành tuyệt đối với chủ nhân của mình. Khi các Samurai Nhật Bản đã nhận định chủ nhân của mình thì họ sẽ tận tâm và trung thành cho tới chết. Võ đạo sĩ đã dạy rằng “nếu bạn không thể giữ lời hứa của mình, đó sẽ là một sự ô nhục lớn đối với bạn, và sẽ là một sự xấu hổ đối với những người trên bạn và những người dưới bạn”. Sự trung thành của Samurai không chỉ dành cho cấp trên (chủ nhân) mà còn dành cho cả cấp dưới và đồng đội của họ nữa.

    Trang phục của Samurai Nhật Bản

    Trang phục của Samurai Nhật Bản được thay đổi qua từng thời kỳ khác nhau, nhưng thường là mặc Kimono. Đến thế kỉ 12, trang phục của họ được đổi sang Hitatare (直垂) và đến thời kỳ Edo thì lại chuyển sang mặc Kamishimo (裃). Tuy nhiên, điều làm nên sự khác biệt giữa các trang phục Samurai đó chính là chất liệu vải. Trang phục của các Samurai Nhật Bản thường được làm với chất liệu là vải lụa mềm và mát. Lụa là một trong những chất liệu thể hiện đẳng cấp xã hội thời xưa, Samurai càng giàu và tài giỏi thì lụa may trang phục càng tốt và bền đẹp.

    • Kimono: được mặc kết hợp với quần hakama (はかま), khố fundoshi (褌), tất có ngón tabi (足袋) và dép rơm waraji (草鞋) hoặc guốc geta (下駄).
    • Hitatare: là trang phục kết hợp áo khoác tarekubi (たれくび) và được mặc với hakama cùng màu. Ban đầu, chiếc áo khoác này được gọi là hitatare, nhưng sau khi mặc một bộ hakama làm từ loại vải tương tự, toàn bộ trang phục được gọi là hitatare. Hai bên nách áo không khâu nối, có gắn dây (dây đeo ngực) vào bên trái và bên phải của cổ áo và buộc chúng để buộc chặt phía trước.
    • Kamishimo: là trang phục gồm hai phần, phần trên là áo khoác không tay kataginu (肩衣) - loại áo độc đáo có phần vai rộng, phần dưới là quần hakama (はかま).

    Ba loại trang phục cơ bản của Samurai Nhật Bản

    Ba loại trang phục cơ bản của Samurai Nhật Bản

    Ngoài các loại trang phục kimono, hitatare và kamishimo thì các Samurai khi ở trên chiến trường sẽ được trang bị thêm áo giáp yoroi (鎧) có mũ (兜) kèm với mặt nạ để che chắn trong quá trình chiến đấu. Tất cả những thứ trên được làm từ thép và một số chất liệu khác để tạo ra trang phục dành riêng cho Samurai.

    Vũ khí của Samurai Nhật Bản

    Vũ khí của các Samurai Nhật Bản được tạo ra với mục đích để phục vụ cho chiến đấu và bảo vệ chủ nhân của mình. Các vũ khí này được thiết kế với tính năng đặc biệt để phục vụ cho từng mục đích khác nhau của các chiến binh Samurai. Dưới đây là một số vũ khí đặc trưng:

    • Katana: kiếm Katana là một trong những vật phẩm đại diện cho Samurai. Katana có chiều dài khoảng 60-70 cm với lưỡi kiếm sắc bén, hơi cong, được làm bằng thép cao cấp và cán kiếm được làm bằng gỗ hoặc sừng.
    • Wakizashi: là loại kiếm ngắn hơn Katana, chiều dài khoảng 40-50 cm, dùng như một vũ khí bổ trợ cho Katana hoặc là một loại kiếm dự phòng.
    • Tanto: hay có tên khác là Đoản đao, là loại dao nhỏ với chiều dài lưỡi khoảng 15-30 cm và được sử dụng như một vũ khí bổ trợ cho katana.
    • Yari: là loại giáo gỗ không có đầu nhọn nhưng được lắp đầu kim loại để tấn công và phòng thủ trên chiến trường Nhật Bản thời trung đại.
    • Naginata: là loại vũ khí có cán dài và lưỡi giống như Yari nhưng hình dáng của nó giống một thanh đao dài. Lưỡi naginata có chiều dài 30-60cm, được gắn trên trục gỗ dài từ 1.2-1.5m, có thể tháo rời, phần chuôi được bọc sắt, được dùng để tấn công lẫn phòng thủ.
    • Tessen: là loại quạt chiến, khung quạt được thiết kế và làm từ sắt để các Samurai sử dụng trên chiến trường phòng những trường hợp bị tấn công bất ngờ. Ngoài ra, loại quạt này còn được sử dụng để ra hiệu lệnh bằng cách người chỉ huy sẽ nâng hoặc hạ chiếc quạt theo những cách khác nhau để ra hiệu cho binh sĩ.
    • Yumi: là một trong những vũ khí đầu tiên xuất hiện trước cả kiếm katana. Yumi bao gồm một cây cung dài và những mũi tên sắc bén được làm từ gỗ và tre để tấn công từ xa.

    Một số các loại vũ khí được Samurai sử dụng để chiến đấu

    Một số các loại vũ khí được Samurai sử dụng để chiến đấu

    Các vũ khí của Samurai Nhật Bản được thiết kế sao cho phù hợp với chiến thuật và tính cách của họ. Một vũ khí được cho là tốt khi đáp ứng đủ ba tiêu chí là độ cứng cáp, khó gãy và có độ sắc bén cao. Thời kỳ đỉnh cao của các loại vũ khí khi đáp ứng đủ ba tiêu chí trên đó chính là thời kỳ Kamakura, vì trong khoảng thời gian này chiến tranh xảy ra liên tục và kéo dài. Các vũ khí của Samurai mang tính chất chiến tranh và được sử dụng trong chiến đấu. Tuy nhiên, cũng có quan niệm rằng chúng được xem như là một phương tiện để bảo vệ lòng tin và danh dự của một chiến binh Samurai. Cho đến ngày nay, vũ khí của Samurai vẫn được coi là một trong những biểu tượng đặc sắc và là một phần không thể thiếu của lịch sử và văn hóa Nhật Bản.

    Trong bài viết này, Phuong Nam Education đã giới thiệu cho các bạn về Samurai Nhật Bản và tinh thần võ sĩ đạo của họ. Đến ngày nay, tinh thần võ sĩ đạo Samurai vẫn tồn tại và được tôn vinh trong văn hóa Nhật Bản. Nó đã trở thành một phần quan trọng của người Nhật, và cũng đã phát triển thành một hình thức võ thuật và nghệ thuật biểu diễn. Tinh thần này mang đến cho con người nhiều giá trị quý giá, giúp họ vượt qua những khó khăn trong cuộc sống và vinh danh sự kiên nhẫn, lòng trung thành và sức mạnh của những người Samurai. Hãy theo dõi Phuong Nam Education để biết thêm những thông tin hữu ích khác nhé.

     

    Tags: Samurai Nhật Bản, tinh thần võ sĩ đạo của Samurai Nhật Bản, trang phục của Samurai Nhật Bản, vũ khí của Samurai Nhật Bản, văn hóa Nhật Bản, chiến binh Samurai, võ thuật Nhật Bản, chiến binh Samurai.

     

    TIN LIÊN QUAN

    Karakuri - Búp bê người máy của Nhật Bản
    04 THÁNG 05 Karakuri - Búp bê người máy của Nhật Bản

    Búp bê người máy Nhật Bản là loại búp bê rất thú vị, có nhiều kiểu dáng bắt mắt và cơ chế hoạt động gây tò mò cho...

     Những quy tắc trên bàn ăn Nhật Bản mà bạn nên biết
    25 THÁNG 08 Những quy tắc trên bàn ăn Nhật Bản mà bạn nên biết

    Nhật Bản nổi tiếng là đất nước có nền văn hóa ẩm thực đặc sắc. Vì thế, khi vào nhà hàng thưởng thức món ăn chúng ta...

    Tận hưởng lễ hội hoa anh đào Hanami Nhật Bản
    25 THÁNG 08 Tận hưởng lễ hội hoa anh đào Hanami Nhật Bản

    Để tham gia lễ hội Hanami của Nhật Bản một cách vui vẻ thì có một số điều cần đặc biệt lưu ý sau.Nhật Bản là một...

    Konosuke Matsushita -
    25 THÁNG 08 Konosuke Matsushita - "Người khổng lồ" trong lòng người Nhật

    Konosuke Matsushita dù có tuổi thơ không may mắn như bạn bè cùng trang lứa nhưng nhờ có triết lý sống lý tưởng, ông...

    Để lại số điện thoại
    để được Phuong Nam Education liên hệ tư vấn

    Hoặc gọi ngay cho chúng tôi:
    1900 7060

    Gọi ngay

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN KHÓA HỌC

    Zalo chat