Nghệ thuật pha trà và thưởng thức Trà đạo ở Nhật Bản

Mục lục bài viết

    Với những người yêu trà, thưởng thức Trà đạo Nhật Bản là một trải nghiệm đáng nhớ và mang đến cho họ một cảm giác yên tĩnh và thư giãn vào mỗi buổi sáng hay chiều tối. Trong bài viết này, hãy cùng Phuong Nam Education khám phá về nghệ thuật pha trà và thưởng thức Trà đạo Nhật Bản để hiểu thêm về văn hóa trà cũng như cách mà nó thể hiện trong cuộc sống hàng ngày của người Nhật.

    Trà đạo Nhật Bản

    Trà đạo (茶道) - hay được gọi là tiệc trà chanoyu (茶の湯), là nghi lễ pha trà và thưởng trà của người Nhật Bản. Trong đó, trà sư (người chủ trì) sẽ chuẩn bị trà theo nghi thức truyền thống và phục vụ cho khách. Trà đạo bao gồm một loạt các thao tác phức tạp, được thực hiện theo thứ tự một cách nghiêm ngặt. Theo đó, người thưởng trà vừa được thưởng thức trà vừa cảm nhận được tinh thần hiếu khách và tinh thần wabi - sabi.

    Nguyên tắc cơ bản của Trà đạo Nhật Bản

    Trà đạo Nhật Bản không đơn thuần chỉ là uống trà mà còn giúp tâm hồn trở nên trong sạch bằng cách hòa mình với thiên nhiên. Việc thưởng thức cũng được coi là một bộ môn nghệ thuật và cần tuân thủ theo 4 nguyên tắc cơ bản của Trà đạo Nhật Bản là “Hòa – Kính – Thanh – Tịch”.

    Hòa - Kính - Thanh - Tịch - Bốn nguyên tắc cơ bản trong Trà đạo

    Hòa - Kính - Thanh - Tịch - Bốn nguyên tắc cơ bản trong Trà đạo

    • Hòa (和 - Wa): có nghĩa là hài hòa, hòa hợp, hay nói cách khác là việc thưởng trà cần có sự hài hòa giữa trà nhân (người pha trà và uống trà), trà thất (phòng trà) và trà viên (khu vườn xung quanh phòng trà). Trong trà đạo, người thưởng trà cần đảm bảo không gây xáo trộn hay làm rối loạn đến không khí thanh tịch trong phòng trà.
    • Kính (敬 - Kei): trong trà đạo có nghĩa là kính trọng, ý chỉ sự kính trọng đối với người khác và cả chính bản thân mình. Việc tôn trọng các lễ nghi trong phòng trà được xem là một dẫn chứng của nguyên tắc này.
    • Thanh (清 - Sei): ý chỉ sự trong sạch, rõ ràng và trung thực. Trong trà đạo, việc sử dụng nước sạch và làm sạch các dụng cụ trà cũng cần được đảm bảo.
    • Tịch (寂 - Jaku): ý chỉ sự yên tĩnh, tĩnh lặng và cảm thụ. Việc giữ cho phòng trà và trà viên luôn ở trạng thái yên tĩnh, tạo cảm giác yên bình và tập trung cho việc thưởng trà, cũng là một biểu hiện của nguyên tắc này. 

    Nghệ thuật thưởng thức Trà đạo Nhật Bản

    Theo truyền thống, một buổi Trà đạo sẽ được tổ chức tại phòng trà gọi là chashitsu (茶室), được trải chiếu tatami () cùng với lò sưởi (暖炉) được đặt ở giữa phòng. Phòng trà được xây dựng và thiết kế hướng đến sự mộc mạc. 

    Nước pha trà

    Nhiệt độ của nước có ảnh hưởng rất lớn đến hương vị của trà. Không nên lấy nước đang sôi để pha trà, làm như vậy sẽ làm cho nước trà không được đẹp. Đặc biệt là tất cả các loại trà (trà xanh, trà bột) thì người Nhật không bao giờ dùng nước sôi trong quá trình pha trà. 

    Nước pha trà được đựng trong một bình thủy hay nồi đun nước được đặt trên bồn than và giữ nước ở nhiệt độ khoảng 80. Đây là nhiệt độ lý tưởng để pha trà.

    Nhiệt độ của nước rất quan trọng trong quá trình pha trà

    Nhiệt độ của nước rất quan trọng trong quá trình pha trà

    Các dụng cụ pha trà

    • Ấm đun nước (釜): có hình tròn, được đúc từ đồng thau hoặc sắt. 
    • Bếp than (風炉): dùng để đun ấm nước kama ().
    • Bát trà (茶碗): được làm từ gốm, có họa tiết hoa văn đơn giản.
    • Hộp đựng trà (棗): có nắp phẳng và đế tròn, do có hình dạng giống quả táo tàu nên được đặt tên là Natsume (棗).
    • Chổi khuấy trà (茶筅): được làm từ tre, là dụng cụ không thể thiếu khi pha trà. Để có một bát trà thơm ngon và đẹp thì các chasen (茶筅) phải mới và các tua tre phải đều.  
    • Thìa xúc trà (茶杓): được làm từ tre hoặc gỗ, dài, dùng để múc bột trà vào bát. Ở giữa thìa là khấc tre, người cầm thìa xúc trà thì không được vượt quá mức này để đảm bảo vệ sinh trong quá trình pha trà. Đây được coi là một nét đặc trưng trong lễ nghi Trà đạo.
    • Khăn lau (茶巾): dùng để lau bát trước khi pha trà và bắt buộc phải có màu trắng.
    • Gáo múc nước (杓): dùng để múc nước nóng từ ấm nước kama (釜) vào bát hoặc châm thêm nước lạnh từ ngoài vào. 
    • Thùng để nước bẩn (建水): được làm từ đất sét hoặc gỗ, dùng để chứa nước đã qua sử dụng, được đặt ở phía sau phòng trà để đảm bảo vệ sinh.

     

    Một số dụng cụ tiêu biểu được dùng để pha trà

    Một số dụng cụ tiêu biểu được dùng để pha trà

    Cách pha trà

    Bước 1: Chuẩn bị các dụng cụ cần thiết như tách trà (chawan), khăn lau tách trà (chakin), thìa nhỏ để múc bột trà (chashaku), hộp đựng trà (natsume) và một cái đĩa nhỏ dùng để đặt tách trà.

    Bước 2: Đun sôi nước ở nhiệt độ tầm 80 (nước vừa sôi) và cho vào tách trà để làm ấm dụng cụ trà, sau đó đổ nước trong tách trà đi. 

    Bước 3: Sử dụng thìa nhỏ múc khoảng 2g bột trà vào rây lọc trà, để đảm bảo rằng bột trà không bị vón cục.

    Bước 4: Lấy gáo múc nước (shaku) đổ khoảng 50ml nước sôi từ từ vào tách trà và dùng chasen khuấy mạnh theo hình chữ “M” cho đến khi không còn gợn trà ở trên bề mặt nước.

    Bước 5: Tiếp tục đổ khoảng 100-200ml nước sôi vào tách trà và khuấy mạnh tay cho đến khi bề mặt của trà có một lớp bọt giống kem.

    Bước 6: Xoay chổi chasen theo vòng tròn và kết thúc đánh trà bằng chữ の, làm như vậy để không làm hỏng lớp bọt kem.

    Quá trình khuấy trà bằng chasen để tạo lớp bọt kem trên bề mặt

    Quá trình khuấy trà bằng chasen để tạo lớp bọt kem trên bề mặt

    Cách thưởng trà

    Cách thưởng trà trong Trà đạo Nhật Bản cũng được quy định rất nghiêm ngặt. Trước khi uống, bạn cần phải cúi đầu chào mọi người, rồi mới nâng chén trà lên. Lúc này, tay phải cầm thân tách trà, còn tay trái thì đặt ở dưới tách. Sau đó, xoay tách trà ba lần theo hướng kim đồng hồ rồi mới từ từ thưởng thức trà. Khi uống xong, bạn cần lưu ý làm sạch cạnh tách trà bằng ngón tay cái và ngón trỏ, tiếp đến xoay tách trà theo hướng ngược lại và đặt nhẹ nhàng về chỗ cũ. Đến khi tất cả mọi người đều đã uống xong thì cần cúi mình chào nhau một cách kính cẩn một lần nữa rồi mới lần lượt ra về.

    Có rất nhiều quy tắc cần phải tuân thủ khi thưởng trà

    Có rất nhiều quy tắc cần phải tuân thủ khi thưởng trà

    Ngoài ra, trong quá trình thưởng thức trà, người Nhật phải ăn một vài loại bánh ngọt để tăng thêm hương vị của trà. Loại bánh được sử dụng phổ biến nhất là wagashi (和菓子) - những chiếc bánh có vị ngọt thanh và có kiểu dáng, màu sắc bắt mắt. Trước khi uống trà, người Nhật thường ăn bánh wagashi trước sau đó mới uống trà (ăn hết bánh trong miệng, không nên vừa ăn vừa uống), cách này sẽ làm gia tăng hương vị cũng như chiều sâu của trà một cách lạ kỳ. Với cách uống trà cầu kỳ, tinh tế và độc đáo này của mà Trà đạo Nhật Bản đã trở thành một môn nghệ thuật mà cả thế giới phải nể phục và thưởng thức.

    Wagashi - loại bánh phổ biến được dùng chung với trà

    Wagashi - loại bánh phổ biến được dùng chung với trà

    Trong bài viết này, Phuong Nam Education đã giới thiệu cho các bạn về những nét độc đáo của nghệ thuật pha trà và thưởng thức Trà đạo Nhật Bản. Việc thưởng thức Trà đạo không chỉ là việc uống trà đơn thuần mà còn là sự hòa nhập vào văn hóa của đất nước Nhật Bản. Hãy theo dõi Phuong Nam Education để biết thêm những thông tin hữu ích khác nhé.

     

    Tags: Trà đạo Nhật Bản, nguyên tắc cơ bản của Trà đạo, nghệ thuật thưởng thức Trà đạo, cách pha trà, cách thưởng trà, dụng cụ pha trà, wagashi, nghệ thuật pha trà.

     

    TIN LIÊN QUAN

    Karakuri - Búp bê người máy của Nhật Bản
    04 THÁNG 05 Karakuri - Búp bê người máy của Nhật Bản

    Búp bê người máy Nhật Bản là loại búp bê rất thú vị, có nhiều kiểu dáng bắt mắt và cơ chế hoạt động gây tò mò cho...

     Những quy tắc trên bàn ăn Nhật Bản mà bạn nên biết
    25 THÁNG 08 Những quy tắc trên bàn ăn Nhật Bản mà bạn nên biết

    Nhật Bản nổi tiếng là đất nước có nền văn hóa ẩm thực đặc sắc. Vì thế, khi vào nhà hàng thưởng thức món ăn chúng ta...

    Tận hưởng lễ hội hoa anh đào Hanami Nhật Bản
    25 THÁNG 08 Tận hưởng lễ hội hoa anh đào Hanami Nhật Bản

    Để tham gia lễ hội Hanami của Nhật Bản một cách vui vẻ thì có một số điều cần đặc biệt lưu ý sau.Nhật Bản là một...

    Konosuke Matsushita -
    25 THÁNG 08 Konosuke Matsushita - "Người khổng lồ" trong lòng người Nhật

    Konosuke Matsushita dù có tuổi thơ không may mắn như bạn bè cùng trang lứa nhưng nhờ có triết lý sống lý tưởng, ông...

    Để lại số điện thoại
    để được Phuong Nam Education liên hệ tư vấn

    Hoặc gọi ngay cho chúng tôi:
    1900 7060

    Gọi ngay

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN KHÓA HỌC

    Zalo chat