Cách đi thang cuốn của Nhật Bản có gì thú vị?

Mục lục bài viết

    Từ lâu, Nhật Bản không chỉ nổi tiếng là đất nước có nền khoa học phát triển mà còn  là đất nước có văn hóa kỷ luật cao. Vì thế trong bất cứ điều gì, kể cả cách đi thang máy của Nhật Bản cũng có nhiều điều cần lưu ý không kém phần thú vị giúp giữ trật tự an toàn giao thông và an ninh khu vực.

    Giới thiệu thang cuốn của Nhật Bản

    Lịch sử của thang cuốn

    Thuật ngữ “Thang cuốn” lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1859, nhưng phải đến năm 1900, "thang cuốn" mới được đưa vào sử dụng tại Nhật Bản. Do đó, trong một thời gian, cách gọi "thang cuốn" không thể được sử dụng và nó thường được gọi là cầu thang tự động,… Năm 1950, cách gọi “thang cuốn” trở nên thông dụng hơn tại Nhật.

    Năm 1892, George H. Wheeler hình thành ý tưởng về lan can có trợ lực, và cùng năm đó, Jen W. Reno đã được cấp bằng sáng chế cho "thang cuốn nghiêng”. Tuy nhiên, những chiếc thang cuốn này không an toàn và mãi đến năm 1900 mới có nguyên mẫu của thang cuốn ngày nay, thang cuốn giống bậc thang đã ra đời. Thang cuốn này được lắp đặt trong một nhà ga trên cao ở Thành phố New York và vẫn hoạt động cho đến năm 1955.

    Thang cuốn có tay vịn màu đỏ tại Nhật Bản

    Thang cuốn có tay vịn màu đỏ tại Nhật Bản

    Thang cuốn của Nhật Bản

    Thang cuốn đầu tiên ở Nhật Bản được ra mắt vào năm 1914 tại cửa hàng Mitsukoshi (nay là Cửa hàng bách hóa Mitsukoshi) ở Nihonbashi, Tokyo. Chiếc thang cuốn đã trở thành chủ đề nóng vào thời điểm ra mắt, nhưng thật không may nó đã bị lửa thiêu rụi trong trận Động đất Kanto năm 1923, chỉ 9 năm sau đó.

    Hiện nay, có một số công ty sản xuất thang cuốn lớn ở Nhật như: Mitsubishi Electric, Toshiba Elevator,...Có nhiều thang cuốn của Nhật Bản được phát triển độc lập bởi các nhà sản xuất Nhật Bản. 

    Ở phương Tây, tay vịn của thang cuốn hầu hết có màu đen, và chỉ ở Nhật Bản mới có tay vịn màu đỏ, xanh lá và nhiều màu sắc khác.

    Một số thang cuốn đặc sắc của Nhật Bản

    Công nghệ sản xuất thang cuốn của Nhật Bản không chỉ chất lượng, tiên tiến mà có nhiều thang máy được xem như một trong những công trình mà người đến du lịch Nhật Bản nên đến trải nghiệm, tham quan.

    • Thang máy tại khách sạn Urashima ở tỉnh Wakayama, có tên là Spacewalker với tổng chiều dài 154m, độ cao chênh lệch là 77m, phù hợp những người ai có mong muốn trải nghiệm thang cuốn dài.

    Thang cuốn Spacewalker tại khách sạn Urashima

    Thang cuốn Spacewalker tại khách sạn Urashima

    • Thang cuốn tại Bảo tàng Nghệ thuật MOA ở Atami, tỉnh Shizuoka. Thang cuốn này đi qua tầng hầm bí ẩn, có ánh sáng thay đổi màu sắc lần lượt cho đến khi nó đến lối vào của tòa nhà nhìn ra đại dương. Nếu có cơ hội sử dụng thang cuốn này, bạn sẽ được trải nghiệm cảm giác bồng bềnh, rất khác lạ.

    Thang cuốn như “thế giới ảo” tại Bảo tàng Nghệ thuật MOA

    Thang cuốn như “thế giới ảo” tại Bảo tàng Nghệ thuật MOA

    Cách đi thang cuốn của Nhật Bản

    Dù cùng một nền văn hóa nhưng mỗi khu vực ở Nhật lại có cách đi thang máy khác nhau. Cơ bản có 2 cách đi của hai khu vực Kanto và Kansai, trong đó Tokyo và Osaka được coi là 2 thành phố tiêu biểu của 2 khu vực đó. 

    Khi Nhật Bản bước vào thời kỳ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, mọi người trở nên bận rộn hơn. Do đó, cách mọi người đi thang cuốn của Nhật Bản cũng thay đổi. Tại ga Hankyu Umeda ở Osaka đã ra thông báo yêu cầu người sử dụng thang cuốn để trống phần bên trái thang cuốn để giúp những người vội vã đến ga tiếp theo lưu thông dễ dàng hơn. Thông báo này được cho là một trong những lý do khiến người dân ở Osaka có thói quen đứng bên phải thang cuốn và bỏ trống phần bên trái. 

    Lý do thông báo được đưa ra là vì nhiều người Nhật thuận tay phải, nếu đứng bên phải thì cầm vào tay vịn thuận tiện hơn. Ngoài ra, vì nhiều người nước ngoài dự kiến ​​sẽ đến thăm Nhật Bản để tham dự Hội chợ Thế giới Osaka 1970 nên người ta đã quyết định rằng thang cuốn của Nhật Bản nên được thiết kế để mọi người đứng ở bên phải của thang cuốn, thay vì bên trái, vốn là tiêu chuẩn ở châu Âu. 

    Ngược lại, ở Tokyo, người ta nói rằng mọi người bắt đầu đứng bên trái đường một cách tự phát, không có bất kỳ thông báo đặc biệt nào tại các nhà ga.

    Cách đi thang cuốn của Tokyo Nhật Bản

    Cách đi thang cuốn của Tokyo Nhật Bản

    Ban đầu, ở Nhật Bản, người ta có thói quen đi bên trái đường để kiếm của các Samurai không va chạm vào nhau. Vì vậy, việc đứng bên trái thang cuốn của Nhật Bản được xem như một lẽ đương nhiên.

    Sau chiến tranh, do Luật Giao thông đường bộ sửa đổi, dòng người đã chuyển từ đi bên trái sang đi bên phải. Tuy nhiên, vì cấu trúc của các tòa nhà, nhà ga được xây dựng với giả định rằng mọi người sẽ đi bên trái của đường, nên có nhiều nơi mọi người không có lựa chọn nào khác ngoài việc đi bên trái, và thuận đường lên thang cuốn bên trái.

    Do đó, Tokyo hiện đang tuân thủ các quy tắc về đường bộ ở Nhật Bản, các phương tiện giao thông đi bên trái, người đi bộ đi bên phải. Ở các nước khác, vị trí của thang cuốn thường được liên kết với hướng di chuyển của người đi bộ và phương tiện giao thông, phương tiện giao thông đi bên phải nên khi sử dụng thang cuốn cũng đứng bên phải như ở Osaka, được cho là tiêu chuẩn toàn cầu.

     

    Tóm lại, cách đi thang cuốn của Nhật Bản hơi phức tạp so với các nước khác nên nếu có cơ hội du lịch ở thành phố nào của Nhật Bản thì mọi người đừng quên tìm hiểu trước cách đi thang cuốn và giao thông của thành phố đó nhé.

     

    Tags: Thang cuốn của Nhật Bản, Giới thiệu thang cuốn của Nhật Bản, Lịch sử của thang cuốn, Một số thang cuốn đặc sắc của Nhật Bản, Cách đi thang cuốn của Nhật Bản, Tay vịn của thang cuốn, thang cuốn, Sử dụng thang cuốn

     

    TIN LIÊN QUAN

    Karakuri - Búp bê người máy của Nhật Bản
    04 THÁNG 05 Karakuri - Búp bê người máy của Nhật Bản

    Búp bê người máy Nhật Bản là loại búp bê rất thú vị, có nhiều kiểu dáng bắt mắt và cơ chế hoạt động gây tò mò cho...

     Những quy tắc trên bàn ăn Nhật Bản mà bạn nên biết
    25 THÁNG 08 Những quy tắc trên bàn ăn Nhật Bản mà bạn nên biết

    Nhật Bản nổi tiếng là đất nước có nền văn hóa ẩm thực đặc sắc. Vì thế, khi vào nhà hàng thưởng thức món ăn chúng ta...

    Tận hưởng lễ hội hoa anh đào Hanami Nhật Bản
    25 THÁNG 08 Tận hưởng lễ hội hoa anh đào Hanami Nhật Bản

    Để tham gia lễ hội Hanami của Nhật Bản một cách vui vẻ thì có một số điều cần đặc biệt lưu ý sau.Nhật Bản là một...

    Konosuke Matsushita -
    25 THÁNG 08 Konosuke Matsushita - "Người khổng lồ" trong lòng người Nhật

    Konosuke Matsushita dù có tuổi thơ không may mắn như bạn bè cùng trang lứa nhưng nhờ có triết lý sống lý tưởng, ông...

    Để lại số điện thoại
    để được Phuong Nam Education liên hệ tư vấn

    Hoặc gọi ngay cho chúng tôi:
    1900 7060

    Gọi ngay

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN KHÓA HỌC

    Zalo chat