Các mẫu câu điều kiện trong ngữ pháp tiếng Nhật N4

Câu điều kiện là một mẫu câu hết sức quen thuộc và thông dụng trong đời sống sinh hoạt của con người. Chúng ta thường sử dụng mẫu câu này để diễn tả một việc gì đó có thể xảy ra trong một điều kiện nào đó đúng không nào? 

Câu điều kiện có đa dạng các mẫu ngữ pháp tiếng Nhật

Câu điều kiện có đa dạng các mẫu ngữ pháp tiếng Nhật

Nếu trong tiếng Việt, chúng ta thường sử dụng mẫu câu “nếu...thì…” cho mẫu câu điều kiện thì trong tiếng Nhật, có rất nhiều mẫu ngữ pháp trông có vẻ giống nhau có thể dùng để diễn đạt ý nghĩa này. Chính vì thế, việc phân biệt được cách dùng chính xác theo từng mẫu ngữ pháp cụ thể là hết sức cần thiết. Để làm được điều đó, hãy cùng Phuong Nam Education theo dõi các mẫu ngữ pháp tiếng Nhật và các ví dụ chi tiết dưới đây nhé!

Ngữ pháp

~たら

Cấu trúc:

Vた形 + ら

Nếu...thì...

Cách dùng: Đây là mẫu câu thuộc thể điều kiện. Được dùng để diễn đạt khi có một điều kiện nhất định gì đó thì việc nào đó sẽ xảy ra.

Ví dụ:

  • 田中さん、時間があったら、一緒に遊びに行こう。

Tanaka ơi, nếu có thời gian thì đi chơi với tớ nhé.

  • もう少し暖かくなったら、散歩をはじめます。

Nếu trời ấm lên chút nữa thì tôi sẽ bắt đầu tản bộ.

  • もし地震が起きたら、すぐ机の下に入ってください。

Giả sử có động đất xảy ra thì hãy chui xuống dưới bàn nhé.

Nếu mai trời mưa thì tôi sẽ không ra ngoài

Nếu mai trời mưa thì tôi sẽ không ra ngoài

~と

Cấu trúc:

ふつう形 + と 

Nếu...thì...

Cách dùng: Được dùng nhằm diễn đạt ý “nếu vế 1 xảy ra thì vế 2 nhất định sẽ xảy ra”. 2 vế của câu thường nói đến các hiện tượng tự nhiên, các sự việc đương nhiên xảy ra hoặc xảy ra theo một cơ chế, tuần tự, thói quen, có tính lặp lại.

Ví dụ:

  • このボタンを押す、エアコンが開きます。

Cứ nhấn nút này thì điều hòa sẽ mở.

  • あのかどを右にまがる、駅が見えます。

Rẽ phải ở góc đó thì bạn sẽ thấy nhà ga.

  • 一所懸命勉強しない、日本語が上手になりませんよ。

Nếu không học chăm chỉ thì không giỏi tiếng Nhật được đâu.

Phòng mà yên tĩnh thì sẽ dễ học bài hơn

Phòng mà yên tĩnh thì sẽ dễ học bài hơn

~ば 

Cấu trúc:

~ばの形 

Nếu...thì...

Cách dùng: Đây là thể điều kiện. Được dùng để diễn tả việc gì hay hành động gì đó sẽ xảy ra trong một điều kiện nhất định.

Ví dụ

  • バスに乗れ、学校まで15分です。

Nếu mà đi xe buýt thì 15 phút là đến trường.

  • もし暑けれ、エアコンをつけましょう。

Giả sử trời nóng thì hãy bật máy điều hòa.

  • 辞書を使わなけれ、この本は読めません。

Tôi không thể đọc cuốn sách này nếu không sử dụng từ điển.

Nếu mà có thời gian thì tôi muốn đi du lịch cùng với gia đình

Nếu mà có thời gian thì tôi muốn đi du lịch cùng với gia đình

~なら 

Cấu trúc:

~ならの形 

Nếu...thì...

Cách dùng: Đây cũng là mẫu câu điều kiện. Tuy nhiên mẫu câu này khác với ~ば、~たら、~と ở chỗ là người nói sẽ dựa vào điều kiện đã nêu lên ở vế câu 1 để đưa ra mệnh lệnh, mong muốn, đánh giá hay ý định của mình ở vế 2.

Ví dụ

  • ホーチミン市へ行くなら、飛行機が便利です。

Nếu đi đến TP. HCM thì đi bằng máy bay sẽ tiện.

  • 子どもの名前は、男の子なら「こうた」、女の子なら「さくら」がいいです。

Đối với tên của trẻ con, nếu là con trai thì nên là Kota còn nếu là con gái thì nên là Sakura.

  • 近いなら、歩きます。

Nếu mà gần thì sẽ đi bộ.

Nếu là học sinh cấp 3 thì có thể làm được bài tập này

Nếu là học sinh cấp 3 thì có thể làm được bài tập này

Luyện tập

Hãy chọn 1 đáp án đúng cho các vị trí trong ngoặc của các câu dưới đây:

1. いいアイディアが(   )、教えてください。

 a あると

 b あったら      

 c あって

2. この公園は、春になると、(   )。

 a 桜がきれいです

 b 桜を見ましょう

 c 桜が見たいです

3. 説明をよく読めば、すぐ(   )。

 a 答えてください   

 b 答えますよ

 c 答えがわかりますよ

4. 勉強を頑張れば、(   )。

 a いいてんがとれます

 b 後で遊びます

 c 大学に入りたいです

5. まんがを(   )、このペンを使います。

 a かいたら

 b かくと

 c かくとき

Đáp án: 1-b; 2-a; 3-c; 4-a; 5-c

 

Từng bài học trong chuỗi bài học ngữ pháp tiếng Nhật của Phuong Nam Education đều cố gắng mang đến kiến thức tổng hợp với các mẫu ngữ pháp tương tự nhau về ý nghĩa nhưng đôi khi khác nhau về cách dùng trong tiếng Nhật. Nếu người học có thể tiếp thu kiến thức ngữ pháp theo cách này, Phuong Nam Education tin chắc rằng khả năng ghi nhớ và vận dụng của bạn sẽ trở nên vượt trội hơn cả và có thể dễ dàng phân biệt được các mẫu ngữ pháp.

>>> Xem thêm bài viết tại: Tìm hiểu các mẫu ngữ pháp đưa ra yêu cầu - mệnh lệnh 

THƯ VIỆN LIÊN QUAN

Tìm hiểu các mẫu ngữ pháp đưa ra yêu cầu - mệnh lệnh
Tìm hiểu các mẫu ngữ pháp đưa ra yêu cầu - mệnh lệnh

Đã bao giờ bạn muốn đưa ra một yêu cầu, mệnh lệnh hay một đề xuất gì đó cho người khác bằng tiếng Nhật nhưng lại không biết dùng mẫu ngữ pháp nào...

Những cấu trúc ngữ pháp N4 chỉ mức độ chắc chắn
Những cấu trúc ngữ pháp N4 chỉ mức độ chắc chắn

Những cấu trúc ngữ pháp chỉ mức độ chắc chắn thể hiện suy đoán của người nói về một sự vật sự việc nào đó. Để hiểu rõ hơn các bạn hãy cùng bắt đầu...

Các mẫu ngữ pháp N5 thể hiện cho và nhận
Các mẫu ngữ pháp N5 thể hiện cho và nhận

Ngữ pháp cho và nhận là một trong những mẫu ngữ pháp trọng tâm của ngữ pháp N5. Trong bài học hôm nay Phuong Nam Education sẽ giới thiệu đến các...

Những trợ từ cơ bản trong câu tiếng Nhật cho người mới bắt đầu
Những trợ từ cơ bản trong câu tiếng Nhật cho người mới bắt đầu

Học ngoại ngữ thì không thể nào thiếu phần ngữ pháp, nó giúp cho câu văn của bạn gần với ngôn ngữ gốc và trở nên tiêu chuẩn hơn. Muốn giỏi tiếng...

Để lại số điện thoại
để được Phuong Nam Education liên hệ tư vấn

Hoặc gọi ngay cho chúng tôi:
1900 7060

Gọi ngay

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN KHÓA HỌC

Zalo chat